Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP chuẩn nhất 2021
Nội dung bài viết
Nhiễm vi khuẩn HP là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng về dạ dày nguy hiểm như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Để xác định có nhiễm vi khuẩn HP hay không, người bệnh cần tiến hành xét nghiệm để kiểm tra. Dưới đây là các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn HP chính xác nhất hiện nay.
Xét nghiệm vi khuẩn HP là gì? Được tiến hành khi nào?
Xét nghiệm vi khuẩn HP là một thủ thuật phổ biến, được tiến hành nhằm xác định có vi khuẩn HP sinh sống trong dịch dạ dày – tá tràng hay không. Tỉ lệ người Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP lên tới 70%, đây cũng là vi khuẩn dễ lây lan qua đường nước bọt, đường ăn uống nên khả năng nhiễm bệnh rất lớn.
Để tránh các biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn HP gây ra, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để xét nghiệm khi gặp các triệu chứng sau:
- Buồn nôn liên tục ngay cả lúc đói, nôn khan nhiều vào buổi sáng.
- Đau rát vùng thượng vị, đau theo cơn hoặc liên tục, đau nhiều hơn lúc đói hoặc lúc quá no.
- Ợ nóng ợ chua thường xuyên.
- Bụng chướng, khó tiêu, chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy, đi ngoài phân đen, có mùi tanh.
- Sút cân, suy nhược cơ thể nghiêm trọng.
Bởi vi khuẩn HP có thể lây nhiễm qua các dụng cụ y khoa như lúc nội soi, xét nghiệm nên người bệnh cần đến các cơ sở y tế có uy tín nhằm đảm bảo an toàn khi tiến hành kiểm tra.
Các cách xét nghiệm vi khuẩn HP chuẩn
Hiện nay, có nhiều cách xét nghiệm tìm vi khuẩn HP chuẩn, mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Sau đây là một số cách xét nghiệm được tiến hành phổ biến nhất:
Nội soi dạ dày tìm vi khuẩn HP
Nội soi dạ dày là phương pháp nội soi can thiệp. Các bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi gắn camera đưa trực tiếp vào dạ dày thông qua ống thực quản. Từ đó, có thể tìm đúng vị trí dạ dày bị viêm loét, lấy một mảnh sinh thiết ở đó làm mẫu sinh thiết đem đi nuôi cấy vi khuẩn, làm test Clo hoặc quan sát hình thái có thể chẩn đoán được nhiễm vi khuẩn HP.
Phương pháp này được sử dụng trong các trường hợp:
- Nội soi dạ dày phát hiện có tổn thương, viêm loét
- Khi được chỉ định cần làm xét nghiệm thông qua nội soi.
Bên cạnh đó, phương pháp này chống chỉ định với các trường hợp không thể nội soi dạ dày, bệnh nhân bị rối loạn đông máu, khó cầm máu.
Nội soi dạ dày giúp phát hiện kịp thời các tổn thương ở niêm mạc, thành dạ dày, từ đó giúp chẩn đoán bệnh lý về dạ dày chính xác hơn. Ngoài ra việc nội soi dạ dày thường kết hợp với lấy mẫu sinh thiết xét nghiệm nên có thể tiết kiệm được chi phí cho người bệnh.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là khiến người bệnh cảm thấy đau khi nội soi, nhiều trường hợp cần phải gây mê mới có thể tiến hành nội soi.
Xét nghiệm bằng test hơi thở
Test hơi thở tìm vi khuẩn HP là một phương pháp hiện đại, khắc phục được nhược điểm của phương pháp nội soi, dễ dàng thực hiện và đem lại hiệu quả chính xác. Phương pháp này còn gọi là phương pháp xét nghiệm Urea qua hơi thở.
Bệnh nhân chỉ cần thở bằng miệng vào các thiết bị xét nghiệm và nhận được kết quả sau khoảng 1 tiếng đồng hồ.
Có 2 thiết bị xét nghiệm hơi thở:
- Test bằng thẻ: bệnh nhân cần thổi liên tục vào thiết bị thẻ mỏng.
- Test bằng bóng: thổi liên tục vào thiết bị như quả bóng để lấy mẫu hơi thở.
Phương pháp này có độ nhạy cao, độ chính xác lên đến 95%, không gây đau, tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân, sử dụng được cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, khi tiến hành test hơi thở, các bác sĩ sẽ không theo dõi được tổn thương ở dạ dày.
Một lưu ý khi test HP qua hơi thở là có loại test hơi thở sử dụng cacbon C14, đây là nguyên tử phóng xạ nên sử dụng không tốt cho trẻ dưới 6 tuổi và phụ nữ mang thai.
Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn HP
Nếu dương tính với khuẩn HP thì mẫu phân của bệnh nhân cũng có chứa vi khuẩn này. Vì thế bệnh nhân có thể được chỉ định phương pháp xét nghiệm phân. Các xét nghiệm này rất phổ biến và cho độ chính xác cao. Hai cách xét nghiệm phân thường được tiến hành là:
- Sử dụng sắc ký miễn dịch, test nhanh mẫu phân để tìm kháng nguyên HP.
- Sử dụng các phương pháp miễn dịch khác như hóa phát quang, miễn dịch huỳnh quang…
Phương pháp xét nghiệm phân tìm vi khuẩn HP rất dễ dàng thực hiện, chi phí thấp và không gây đau đớn cho bệnh nhân, ngoài ra còn giúp phát hiện một số bệnh lý khác.
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có hạn chế là có thể làm khó cho bệnh nhân khi lấy mẫu phân và không quan sát được các tổn thương dạ dày.
Xét nghiệm máu tìm vi khuẩn HP
Phương pháp xét nghiệm máu là phương pháp tìm kiếm các kháng thể chống vi khuẩn HP trong máu. Qua đó, xét nghiệm có thể xác định được người làm xét nghiệm có nhiễm vi khuẩn HP trong thời gian gần với thời điểm làm xét nghiệm hay không.
Xét nghiệm máu xác định vi nhiễm vi khuẩn HP là phương pháp ít phổ biến nhất bởi độ chính xác không cao. Nguyên nhân là bởi dù không còn nhiễm vi khuẩn HP nhưng vẫn có thể tìm thấy kháng nguyên HP trong máu thông qua xét nghiệm. Phương pháp này chỉ sử dụng khi cơ sở y tế không đủ thiết bị để thực hiện các phương pháp khác
Xét nghiệm vi khuẩn HP ở đâu tốt?
Việc xác định hiệu quả của xét nghiệm cần dựa vào trình độ chuyên môn của bác sĩ và cơ sở vật chất của bệnh viện. Vì thế nhiều người bệnh rất băn khoăn không biết nên xét nghiệm ở đâu tốt. Để trả lời câu hỏi này, bạn đọc có thể tham khảo những gợi ý sau đây:
- Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai
Địa chỉ: 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
Số điện thoại: 024 3869 3731
Giờ làm việc: Sáng: từ 6h30 đến 12h, chiều từ 13h30 đến 18h
- Bệnh viện Nhi Trung Ương
Địa chỉ: 18/879 đường La Thành, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 6273 8532
Giờ làm việc: sáng từ 7h đến 11h30 và chiều từ 13h30 đến 16h30
Bệnh viện Nhi Trung ương giúp tìm vi khuẩn HP ở trẻ em chính xác. Trẻ em là đối tượng rất dễ nhiễm khuẩn HP.
- Khoa Phẫu thuật tiêu hóa – Bệnh viện Việt Đức
Địa chỉ: số 4 Tràng Thi, phố Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm
Điện thoại: 024 3825 3531
Giờ làm việc: từ thứ 2 đến thứ 6: sáng từ 7h đến 12h và chiều từ 13h30 đến 16h
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Địa chỉ: số 1 đường Tôn Thất Tùng, phường Trung Tự, quận Đống Đa
Điện thoại: 024 3574 7788
Giờ làm việc: từ thứ 2 đến thứ 7 từ 7h30 đến 17h, thứ 7 chỉ khám vào buổi sáng
- Bệnh viện Trung ương Huế
Địa chỉ: Số 16 Lê Lợi, TP Huế, Thừa Thiên Huế
Điện thoại: 0234 3822325
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Bệnh viện Đà Nẵng
Địa chỉ: Số 124 Hải Phòng, Thạch Thang, Thành Phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0236.3821118
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6
- Bệnh viện Chợ Rẫy
Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3855 4137
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần
- Bệnh viện Nhân dân 115
Địa chỉ: Số 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028.3865 2368
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
- Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Địa chỉ: Số 1 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Điện thoại: 028 38 412 692
Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6
Những điều cần lưu ý khi xét nghiệm vi khuẩn HP
Xét nghiệm vi khuẩn HP là chẩn đoán quan trọng, độ chính xác phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có sự chuẩn bị của người bệnh. Vì vậy, khi xét nghiệm, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Nên thăm khám và tiến hành xét nghiệm ở các bệnh viện, cơ sở y tế có trình độ chuyên môn cao và cơ sở vật chất hiện đại.
- Trước khi tiến hành các xét nghiệm hoặc nội soi, người bệnh cần nhịn ăn ít nhất từ 4 đến 6 tiếng để kết quả chính xác hơn. Nên tiến hành xét nghiệm vào sáng sớm.
- Sử dụng các phương pháp test hơi thở, test phân, người bệnh cần ngưng sử dụng kháng sinh hoặc các thuốc giảm tiết axit dịch vị dạ dày (nếu có) 14 ngày trước khi tiến hành xét nghiệm.
- Khi sử dụng phương pháp nội soi, cần ngưng sử dụng thuốc chống đông máu vì thủ thuật có thể khiến chảy máu niêm mạc.
- Thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh lý của bản thân, các thuốc đã và đang sử dụng để bác sĩ điều chỉnh, lựa chọn phương pháp phù hợp.
- Nên tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ trong việc lựa chọn các phương pháp xét nghiệm. Trong trường hợp người bệnh sợ hoặc quá đau đớn khi nội soi, có thể yêu cầu gây mê nội soi.
Trên đây là các phương pháp xét nghiệm tìm vi khuẩn HP cho kết quả chuẩn nhất hiện nay. Tùy vào tình trạng sức khỏe, khả năng tài chính người bệnh có thể tham khảo các ưu nhược điểm của từng phương pháp để lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất, giúp rút ngắn thời gian phát hiện, tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Click đọc ngay:
Tin xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!