Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị Gai Đốt Sống Lưng L3 L4 L5

Ngủ dậy bị đau lưng

Ngủ dậy bị đau lưng: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa

Đau lưng dưới

Đau lưng dưới là bệnh gì? Cách nhận biết và chữa trị

Tổng hợp các bài tập thể dục chữa đau lưng đơn giản tại nhà

Hướng dẫn bấm huyệt chữa đau lưng đơn giản tại nhà

Ngồi lâu đau lưng là bệnh gì? Cách phòng và chữa trị

11 cách chữa đau lưng tại nhà nhanh nhất, không dùng thuốc

Đau lưng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị hiệu quả

Đau lưng khi mang thai

Đau lưng khi mang thai: Cách khắc phục và phòng ngừa

Cách chữa đau lưng bằng ngải cứu theo kinh nghiệm dân gian

Đau bụng dưới và đau lưng là bệnh gì? Nguy hiểm thế nào?

5/5 - (1 bình chọn)

Đau bụng dưới và đau lưng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nhưng thường gặp nhất là phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Cơn đau có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân như sinh lý, bệnh lý và có cả tác nhân cơ học. Ở những trường hợp đau nhức do bệnh lý cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh phát sinh biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Đau bụng dưới và đau lưng là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở nữ giới do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau
Đau bụng dưới và đau lưng là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở nữ giới do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau

Đau bụng dưới và đau lưng là bệnh gì?

Đau bụng dưới kèm theo đau lưng là triệu chứng thường gặp ở chị em phụ nữ mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt. Cơn đau thường diễn ra kéo dài từ vài ngày cho đến 1 tuần. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra kéo dài hơn thì rất có thể là do bệnh lý. Ở những trường hợp này, bạn nên thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và hướng dẫn điều trị đúng cách. Dưới đây là một số bệnh lý gây ra triệu chứng đau bụng dưới và đau lưng thường gặp bạn có thể tham khảo:

Dấu hiệu của bệnh lý về xương khớp

Đau bụng dưới và đau lưng có thể là hệ quả của một số bệnh lý về xương khớp như gai cột sống, thoát vị đĩa đệm,… Ở những trường hợp này nếu không tiến hành điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe xương khớp và khiến khả năng vận động của người bệnh suy giảm đáng kể.

+ Gai cột sống lưng: Bệnh khởi phát do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Gai cột sống hình thành do sự lắng đọng bất thường của khoáng chất canxi, các gai xương sẽ mọc lồi ra tại thân và bên ngoài cột sống. Khi mắc phải bệnh này bạn sẽ có triệu chứng đau bụng dưới ở bên phải kèm theo đau lưng. Cơn đau lưng thường chạy dọc theo sống lưng, đi đến thận và bàng quang khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu.

+ Thoái hóa cột sống thắt lưng: Đây là bệnh lý xương khớp thường xảy ra ở những người ngoài độ tuổi 35. Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa xương khớp diễn ra bên trong cơ thể. Lúc này, người bệnh sẽ bị đau lưng kèm theo đau bụng dưới khiến chức năng vận động bị ảnh hưởng đáng kể.

+ Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Đây là hiện tượng đĩa đệm bên trong vòng sợi bị phồng lồi, nứt rách và thoát ra khỏi vị trí ban đầu. Lúc này chúng sẽ chèn ép lên tủy sống và các rễ thần kinh xung quanh. Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, người bệnh sẽ phải đối mặt với triệu chứng đau nhức ở vùng lưng, sau đó lan rộng đến hông và bụng dưới. Nếu không tiến hành điều trị sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động.

Đau bụng dưới và đau lưng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về cột sống như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm,...
Đau bụng dưới và đau lưng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về cột sống như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm,…

Do các bệnh lý phụ khoa

Đau bụng dưới và đau lưng xảy ra khá phổ biến ở chị em phụ nữ do ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra kéo dài trên một tuần kèm theo một số triệu chứng bất thường tại cơ quan sinh dục thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh lý phụ khoa. Cụ thể là:

+ Viêm âm đạo: Đây là bệnh lý phụ khoa xảy ra khá phổ biến và bất kỳ chị em phụ nữ nào cũng đã từng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Nếu bạn chủ quan và không tiến hành điều trị, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển biến sang giai đoạn nặng và phát sinh biến chứng nguy hiểm, thậm chí là làm mất đi thiên chức làm mẹ.

+ Viêm cổ tử cung: Viêm cổ tử cung xảy ra khi bị vi khuẩn, vi nấm hoặc ký sinh trùng tấn công gây viêm. Đây là bệnh lý phụ khoa xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này là đau vùng bụng dưới lan tỏa ra lưng và hông, suy giảm ham muốn tình dục, ra khí hư bất thường,… Nguyên nhân gây ra bệnh thường gặp là vệ sinh vùng kín sai cách, dị ứng với chất bôi trơn hoặc bao cao su,…

+ Viêm vùng chậu: Bệnh lý này thường xảy ra ở những chị em phụ nữ đã từng đặt vòng hoặc quan hệ tình dục khi đang bị viêm nhiễm. Viêm vùng chậu là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra tại các cơ quan sinh sản nữ giới như tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng,… Triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này là đau lưng, đau bụng dưới, đau hai bên hông, mệt mỏi và chóng mặt, dịch âm đạo tiết ra nhiều kèm theo mùi hôi khó chịu,… Nếu không tiến hành điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý và khả năng sinh sản.

+ U nang buồng trứng: Biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này là đau lưng lan rộng xuống đùi, đau bụng dưới, tiểu buốt, đau khi quan hệ, ra khí hư bất thường,… U nang buồng trứng là sự xuất hiện của các khối u nang bên trong buồng trứng. Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do sự tích tụ dịch lỏng bất thường bên trong buồng trứng. Ở trường hợp này, bệnh nhân cần tiến hành cắt bỏ khối u nang để tránh phát sinh biến chứng không mong muốn.

U nang buồng trứng là bệnh lý phụ khoa nguy hiểm cần được điều trị sớm để tránh phát sinh biến chứng
U nang buồng trứng là bệnh lý phụ khoa nguy hiểm cần được điều trị sớm để tránh phát sinh biến chứng

+ U xơ tử cung: Bệnh khởi phát do sự hình thành của các khối u xơ bên trong tử cung. Hết hết các khối u này đều lành tính, nhưng nếu không tiến hành điều trị sẽ phát sinh biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng. U xơ tử cung thường xảy ra ở chị em bị béo phì, quan hệ tình dục sớm hoặc bị rối loạn nồng độ estrogen. Các triệu chứng điển hình của căn bệnh này là đau bụng dưới, đau xương chậu, đau lưng, rối loạn kinh nguyệt, bí tiểu, cứng bụng,…

Ảnh hưởng bởi một số bệnh lý khác

Ngoài hai nhóm bệnh lý phổ biến ở trên, tình trạng đau bụng dưới và đau lưng cũng có thể xảy ra do tác động của một số bệnh lý khác như:

+ Bệnh về thận: Đau bụng dưới kèm theo đau lưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về thận như sỏi thận, suy thận, viêm thận,… Sỏi thận là bệnh lý thường gặp nhất, bệnh xảy ra khi muối và khoáng chất trong nước tiểu bị lắng đọng lại và kết dính với nhau tạo thành viên sỏi. Sỏi thận rất dễ khởi phát ở những người đang mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa.

+ Bệnh lý về gan: Triệu chứng đau bụng dưới, đau lưng và buồn nôn thường xuyên xuất hiện sau khi ăn no thì rất có thể đây là dấu hiệu của các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan,… Ban đầu cơn đau chỉ diễn ra âm ỉ và kéo dài, sau vài tháng bệnh sẽ chuyển biến nặng và gây ra tình trạng đau nhức dữ dội.

+ Viêm loét đường ruột: Tình trạng viêm loét tại lớp niêm mạc lót trong các cơ quan tiêu hóa như ruột non, đại tràng, trực tràng,… nếu diễn ra với mức độ nghiêm trọng sẽ gây đau dữ dội ở vùng bụng dưới. Nhiều trường hợp cơn đau sẽ phát triển lan rộng đến lưng khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu.

+ Viêm tuyến tiền liệt: Nếu tình trạng đau bụng dưới và đau lưng xảy ra ở nam giới thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tuyến tiền liệt. Ngoài hai triệu chứng cơ bản ở trên, nam giới còn phải đối mặt với tình trạng tiểu buốt và tiểu khó, căng tức bụng,… Nếu bệnh lý này không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm suy giảm chất lượng tinh trùng và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Đau bụng dưới và đau lưng nếu xảy ra ở nam giới thì rất có thể là do bệnh viêm tuyến tiền liệt
Nam giới bị đau bụng dưới và đau lưng thì rất có thể là do bệnh viêm tuyến tiền liệt

+ Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đau bụng dưới và đau lưng cũng là triệu chứng thường gặp ở những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với tình trạng nóng rát khi đi tiểu, sốt, ớn lạnh, nước tiểu có mùi hôi và màu đục,… Nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này là do viêm nhiễm từ âm đạo phát triển lan rộng lên đường tiết niệu.

+ Viêm tụy: Viêm tụy rất dễ khởi phát ở những người đang bị bệnh sỏi mật, mắc bệnh tự miễn hoặc rối loạn chuyển hóa, thói quen lạm dụng rượu bia,… Khi bị viêm tụy người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng đau bụng dưới dữ dội lan tỏa ra sau lưng, sốt, buồn nôn, rối loạn nhịp tim,…

+ Mang thai ngoài tử cung: Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã thụ tinh làm tổ bên ngoài khoang chính của tử cung như ống dẫn trứng, buồng trứng, khoang bụng,… Đau bụng dưới kèm theo đau lưng cũng có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung. Nếu để càng lâu thì tình trạng đau nhức sẽ trở nên ngày càng dữ dội hơn. Ở trường hợp này bạn cần phải đặc biệt cảnh giác để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này, thậm chí là đe dọa đến tính mạng.

Đau bụng dưới và lưng do nguyên nhân cơ học

Ngoài nguyên nhân bệnh lý, tình trạng đau bụng dưới và đau lưng còn có thể xảy ra do tác động của các nguyên nhân cơ học sau đây:

  • Tính chất công việc thường xuyên phải khuân vác vật nặng
  • Ảnh hưởng bởi các thói quen xấu như vận động sai tư thế, tập luyện thể dục thể thao quá sức
  • Xương khớp bị thoái hóa do ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa diễn ra trong cơ thể khi bước qua độ tuổi trung niên
  • Lạm dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… khiến xương khớp bị mất đi độ linh hoạt và dẻo dai.

Đau bụng dưới và đau lưng có phải mang thai hay không?

Đau bụng dưới và đau lưng có phải là dấu hiệu của thai kỳ hay không?
Đau bụng dưới và đau lưng có phải là dấu hiệu của thai kỳ hay không?

Nhiều chị em phụ nữ luôn thắc mắc “tình trạng đau bụng dưới và đau lưng có phải là dấu hiệu của thai kỳ hay không?” Giải đáp thắc mắc này bác sĩ chuyên khoa cho biết, khi mang thai cơ thể sẽ tiết ra một số loại hormone làm giãn nở hệ thống xương khớp và dây chằng để đáp ứng cho quá trình mang thai. Lúc này chị em sẽ phải đối mặt với triệu chứng đau bụng dưới kèm theo đau lưng, tình trạng này xảy ra rất rõ ràng khi bước vào những tháng cuối của thai kỳ.

Có thể nói, đau lưng và đau bụng dưới là triệu chứng thường gặp khi mang thai nhưng bạn không thể dựa vào dữ liệu này để xác định chắc chắn là bản thân đã mang thai. Vì rất có thể đây cũng là dấu hiệu của các bệnh lý xương khớp hay bệnh lý phụ khoa khác. Tốt nhất, khi gặp phải tình trạng này bạn nên thăm khám chuyên khoa để tìm ra chính xác nguyên nhân và được hướng dẫn điều trị đúng cách.

Cách xử lý khi bị đau bụng dưới và đau lưng

Ở những trường hợp đau bụng dưới kèm theo đau lưng diễn ra kéo dài và nghi ngờ là do bệnh lý, bạn cần thăm khám chuyên khoa để được xác định nguyên nhân và hướng dẫn điều trị đúng cách. Tuyệt đối không được chủ quan để bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Bạn nên thăm khám và điều trị y tế khi có các dấu hiệu đi kèm sau đây:

  • Đau lưng trên kèm theo tức ngực, ho kéo dài, gầy sút cân
  • Đau lưng giữa và thấy xương sống chỗ đau nhức bị gồ lên
  • Buồn nôn, mất ngủ và khớp xương dần mất đi độ linh hoạt
  • Cơn đau xuất hiện nhiều và đột ngột, đặc biệt là khi vặn mình hoặc nâng vật nặng
  • Đau nhức, tê bì và yếu hai chi dưới

Nhưng với những trường hợp đau lưng và đau bụng do tác nhân cơ học hoặc do phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể thì bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà sau đây:

Nên dành nhiều thời gian để nghĩ ngơi khi bị đau bụng dưới và đau lưng để giảm nhẹ tình trạng đau nhức
Nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi khi bị đau bụng dưới và đau lưng để giảm nhẹ tình trạng đau nhức

+ Dành thời gian để nghỉ ngơi: Cơn đau nhức thường sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn vận động hoặc căng thẳng quá mức. Tốt nhất, khi bị đau lưng và đau bụng bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi giúp thả lỏng cơ thể và mang lại hiệu quả giảm đau. Khi nằm nghĩ bạn nên đặt một chiếc gối nhỏ bên dưới thắt lưng để cảm thấy dễ chịu hơn. Tránh nằm đệm quá mềm khiến đường cong sinh lý của cột sống bị ảnh hưởng, gây đau nhức nghiêm trọng hơn.

+ Chườm ấm: Chườm ấm cũng là một trong những phương pháp giảm đau khá hiệu quả. Lúc này, bạn chỉ cần cho nước ấm vào túi chườm rồi chườm trực tiếp lên vùng bị đau nhức. Nhiệt độ ấm nóng sẽ làm giãn nở hệ thống mạch máu và kích thích tuần hoàn máu tại cơ quan này. Từ đó tình trạng đau nhức sẽ thuyên giảm đáng kể. Bạn chỉ cần thực hiện cách này từ 15 – 20 phút sẽ thấy được hiệu quả mang lại.

+ Massage: Khi bị đau bụng dưới và đau lưng, bạn cũng có thể thực hiện massage để giảm đau. Phương pháp này có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, làm thư giãn hệ thống gân cốt và mang lại hiệu quả giảm đau. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần xoa hai bàn tay cho nóng lên rồi xoa bóp lên vùng bị đau nhức theo chuyển động tròn. Nên thực hiện massage với lực đạo vừa phải để tránh gây ảnh hưởng đến mô mềm. Để nâng cao hiệu quả mang lại, bạn nên thoa một lớp dầu nóng lên vùng đau nhức trước khi thực hiện xoa bóp.

Trên đây là giải đáp thắc mắc “Đau bụng dưới và đau lưng là bệnh gì? Nguy hiểm thế nào?” bạn có thể tham khảo. Nếu tình trạng đau nhức chỉ diễn ra trong vài ngày rồi thuyên giảm thì bạn không cần quá lo lắng. Ngược lại, nếu tình trạng này diễn ra kéo dài trên 1 tuần kèm theo các triệu chứng bất thường thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Tốt nhất bạn nên thăm khám và điều trị chuyên khoa để tránh phát sinh biến chứng nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm:

Tin khác

Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Phương Pháp Điều Trị Gai Đốt Sống Lưng L3 L4 L5

Nội dung bài viếtĐau bụng dưới và đau lưng là bệnh gì?Dấu hiệu của bệnh lý về xương khớpDo các bệnh lý phụ khoaẢnh hưởng bởi một số bệnh lý...

Ngủ dậy bị đau lưng

Ngủ dậy bị đau lưng: Nguyên nhân, cách khắc phục và phòng ngừa

Nội dung bài viếtĐau bụng dưới và đau lưng là bệnh gì?Dấu hiệu của bệnh lý về xương khớpDo các bệnh lý phụ khoaẢnh hưởng bởi một số bệnh lý...

Đau lưng dưới

Đau lưng dưới là bệnh gì? Cách nhận biết và chữa trị

Nội dung bài viếtĐau bụng dưới và đau lưng là bệnh gì?Dấu hiệu của bệnh lý về xương khớpDo các bệnh lý phụ khoaẢnh hưởng bởi một số bệnh lý...

Tổng hợp các bài tập thể dục chữa đau lưng đơn giản tại nhà

Nội dung bài viếtĐau bụng dưới và đau lưng là bệnh gì?Dấu hiệu của bệnh lý về xương khớpDo các bệnh lý phụ khoaẢnh hưởng bởi một số bệnh lý...

Hướng dẫn bấm huyệt chữa đau lưng đơn giản tại nhà

Nội dung bài viếtĐau bụng dưới và đau lưng là bệnh gì?Dấu hiệu của bệnh lý về xương khớpDo các bệnh lý phụ khoaẢnh hưởng bởi một số bệnh lý...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn