Vi khuẩn HP gây hôi miệng làm sao hết?

Clo test dương tính, âm tính là gì? Cách đọc hiểu xét nghiệm HP

Sơ can Bình vị tán có tốt không, giá bao nhiêu là mối bận tâm của nhiều người bệnh

Thuốc Dạ Dày Sơ Can Bình Vị Tán Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu?

bài thuốc chữa viêm loét hp dạ dày

Phản hồi chân thật của bệnh nhân và Bác sĩ đầu ngành về bài thuốc chữa viêm loét Hp Nhất Nam Bình Vị Khang

Nhất Nam Y Viện - Địa chỉ chữa đau dạ dày uy tín HÀNG ĐẦU được hơn 39.000 bệnh nhân tin chọn

Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ chữa đau dạ dày uy tín HÀNG ĐẦU được hơn 39.000 bệnh nhân tin chọn

[GIẢI ĐÁP] TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh chữa đau dạ dày 10 người 10 người khỏi có đúng không?

[GIẢI ĐÁP] TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh chữa đau dạ dày 10 người 10 người khỏi có đúng không?

Nhất Nam Bình Vị Khang hiệu quả ra sao? Chi phí bao nhiêu?(Review chi tiết)

Nhất Nam Bình Vị Khang hiệu quả ra sao? Chi phí bao nhiêu?(Review chi tiết)

Vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày là biến chứng rất nguy hiểm

Vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày như thế nào? Khi nào?

Nhất Nam Y Viện chữa sỏi thận

Nhất Nam Y Viện – đơn vị SỐ 1 chữa sỏi thận tới 30mm không cần phẫu thuật

Bác sĩ Vân Bác sĩ Vân Anh là vị danh y hàng đầu điều trị viêm loét dạ dày theo YHCT nói về chữa viêm loét dạ dày HP theo quan niệm của Đông y

Tiết lộ vị danh y tài ba chữa viêm loét dạ dày HP chỉ sau 45 ngày với bài thuốc của Vua Tự Đức – Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh

Dấu hiệu nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em & thông tin cần biết

5/5 - (2 bình chọn)

Nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em là tình trạng vi khuẩn HP tồn tại trong dạ dày của trẻ và có thể gây ra các bệnh lý về dạ dày nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Vậy dấu hiệu nhận biết tình trạng này thế nào và các hướng điều trị ra sao?

Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em

Vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter pylori là vi khuẩn dạng xoắn tồn tại trong dạ dày. Vi khuẩn này thường tồn tại trong dạ dày người trưởng thành nhưng cũng có nhiều trường hợp vi khuẩn tồn tại trong dạ dày của trẻ nhỏ, lợi dụng hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện để tấn công dạ dày và gây rối loạn tiêu hóa.

Vi khuẩn HP là vi khuẩn dễ lây nhiễm từ người sang người. Vì thế, nguyên nhân chính dẫn tới nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em là do lây nhiễm từ người lớn.

Nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em có thể gây ra các bệnh lý về dạ dày
Nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em có thể gây ra các bệnh lý về dạ dày

Các hoạt động hàng ngày làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP từ người lớn sang trẻ em gồm:

  • Thói quen hôn môi trẻ nhỏ, một số mẹ có thói quen mớm thức ăn cho con cũng khiến lây nhiễm vi khuẩn HP cho trẻ.
  • Ăn uống chung với người lớn làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn qua đường nước bọt.
  • Cha mẹ không giữ gìn vệ sinh khi tiếp xúc với con, không rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn và cho trẻ ăn, không rửa tay sau khi đi vệ sinh.
  • Dùng chung dụng cụ cá nhân với người lớn.
  • Trẻ nhỏ tiếp xúc với vi khuẩn do sử dụng nguồn thực phẩm bẩn, qua vật trung gian như gián, nhặng, ruồi; tiếp xúc với nguồn nước hoặc đất nhiễm khuẩn.
  • Trẻ có thể nhiễm vi khuẩn HP khi thăm khám bệnh tại các phòng khám nhỏ không đảm bảo điều kiện khử khuẩn, sát trùng.

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em

Đối với trẻ nhỏ, việc nhiễm vi khuẩn HP khi hệ miễn dịch của cơ thể chưa hoàn thiện khiến vi khuẩn này có điều kiện tấn công và gây ra các bệnh lý về dạ dày cũng như tiêu hóa. Các triệu chứng dưới đây có thể nhận biết trẻ đã bị nhiễm vi khuẩn HP:

Cha mẹ khi có con bị viêm loét HP nên tìm hiểu ngay phương pháp giải quyết nhanh - gọn với bài thuốc tiến vua Nhất Nam Bình Vị Khang. XEM NGAY
  • Trẻ thường xuyên bị khó chịu hoặc đau vùng bụng trên. Tình trạng đau có thể xuất hiện theo cơn hoặc khi trẻ quá đói cũng như quá no.
  • Trẻ có các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng cũng như ợ hơi, ợ chua.
  • Trẻ đột nhiên kém ăn và cân nặng sụt giảm.
  • Có triệu chứng buồn nôn và nôn.
  • Trẻ bị hôi miệng bất thường, cơ thể mệt mỏi và xanh xao.
Trẻ bị đau vùng bụng trên theo từng cơn là triệu chứng nhiễm khuẩn HP
Trẻ bị đau vùng bụng trên theo từng cơn là triệu chứng nhiễm khuẩn HP

Khi gặp các triệu chứng trên có thể trẻ đã bị nhiễm vi khuẩn HP hoặc bệnh lý viêm loét dạ dày. Cha mẹ cần phát hiện sớm và đưa trẻ đến bệnh viện để khám bệnh và điều trị.

Trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không?

Nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em có thể rất nguy hiểm nếu vi khuẩn tấn công và gây ra các bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày thậm chí là ung thư dạ dày ở trẻ nhỏ.

Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương, có hệ miễn dịch cơ thể chưa hoàn thiện vì thế khó có thể chống lại được sự tấn công của vi khuẩn.

Các bệnh lý dạ dày có thể khiến trẻ mệt mỏi, kém ăn, khó chịu và thậm chí đau đớn, do đó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và tâm lý của trẻ.

Khi nào cần điều trị nhiễm vi khuẩn HP cho trẻ?

Việc điều trị nhiễm vi khuẩn HP cho trẻ cần được thực hiện sớm ngay khi cha mẹ phát hiện được những dấu hiệu điều trị bệnh. Khi đến bệnh viện thăm khám, các bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:

  • Điều trị viêm dạ dày HP nếu cha hoặc mẹ của bé bị viêm loét dạ dày tá tràng hoặc có nguy cơ ung thư dạ dày.
  • Trẻ nhỏ dương tính với vi khuẩn HP và bị viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Trẻ đang bị viêm loét dạ dày và được xác định dương tính với vi khuẩn HP.
  • Nếu trẻ xét nghiệm vi khuẩn HP dương tính nhưng chưa có bệnh lý về dạ dày cần được nội soi đường tiêu hóa để xác định có điều trị hay không.

Không phải cứ xác định nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em là cần can thiệp điều trị y tế. Trong một số trường hợp, vi khuẩn HP không gây nguy hại cho trẻ nhỏ, việc điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Phác đồ điều trị

Trong trường hợp nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em gây các bệnh lý về dạ dày nhất là viêm loét dạ dày sẽ được chỉ định dùng kháng sinh điều trị.

Phác đồ điều trị vi khuẩn HP cho trẻ thông thường sẽ cần điều trị bằng 2 loại kháng sinh và 1 loại thuốc giảm axit dạ dày.

Cơ thể trẻ nhỏ nhạy cảm và sức đề kháng yếu nên các bác sĩ sẽ nuôi cấy vi khuẩn để đánh giá mức độ nhạy cảm với kháng sinh, từ đó chỉ định thuốc và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.

Phác đồ điều trị cho trẻ em thường được chỉ định thực hiện trong 14 ngày. Một số trường hợp đáp ứng thuốc không tốt có thể kéo dài điều trị đến vài tuần.

Kháng sinh giúp điều trị vi khuẩn HP ở trẻ nhỏ
Kháng sinh giúp điều trị vi khuẩn HP ở trẻ nhỏ

Phác đồ điều trị cụ thể cho trẻ em như sau:

  • Đối với trẻ dưới 8 tuổi

Có thể sử dụng phác đồ Amoxicillin kết hợp cùng Metronidazol và thuốc ức chế proton (PPI) hoặc sử dụng phác đồ kết hợp Amoxicillin và Clarithromycin cùng PPI.

  • Đối với trẻ trên 8 tuổi

Trẻ trên 8 tuổi vẫn có thể áp dụng 2 phác đồ nêu trên hoặc thực hiện phác đồ gồm Metronidazole kết hợp với Doxycyclin hoặc Tetracyclin và PPI.

Tùy vào cân nặng và độ tuổi của trẻ mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ cũng như liều lượng thuốc phù hợp.

Sau khi thực hiện phác đồ điều trị bằng kháng sinh, trẻ em cần được tiến hành đánh giá hiệu quả điều trị bằng cách test hơi thở hoặc xét nghiệm phân để xác định vi khuẩn HP còn tồn tại trong cơ thể hay không.

Thông thường các test kiểm tra này được thực hiện khi bệnh nhân đã ngưng PPI được 2 tuần sử dụng và ngưng thuốc kháng sinh trong 4 tuần.

Cách phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm và dễ nhiễm khuẩn, nhiễm virus. Do đó các bậc cha mẹ nên quan tâm và chú ý đến sức khỏe của con mình cũng như thực hiện các phương pháp phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP cho trẻ như sau:

  • Tuyệt đối không hôn môi trẻ, giữ an toàn vệ sinh khi tiếp xúc với trẻ.
  • Tuyệt đối không nhai mớm thức ăn cho trẻ. Khi chế biến thức ăn cho bé cần vệ sinh kỹ tay chân và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như trong chế biến.
  • Cho trẻ ăn chín, uống sôi và cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh để trẻ ăn quá no.
  • Rửa tay thường xuyên cho trẻ nhất là sau khi đi vệ sinh và sau khi vận động nghịch nước, cát, đất đá…
  • Cần cho trẻ ăn riêng, không ăn chung đồ ăn với người lớn và không cho trẻ nghịch dụng cụ vệ sinh cá nhân của người lớn.
  • Có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé, bổ sung nhiều chất xơ và lợi khuẩn cho bé cũng như đảm bảo đủ các nhóm dưỡng chất.
  • Với trẻ đang điều trị nhiễm vi khuẩn HP, cha mẹ cần theo dõi và thực hiện đúng phác đồ điều trị cho bé, khi có các triệu chứng bất thường cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
  • Có thể test vi khuẩn HP đối với các thành viên trong gia đình để tránh lây nhiễm chéo.
Tuyệt đối không được hôn môi trẻ để tránh lây vi khuẩn cho bé
Tuyệt đối không được hôn môi trẻ để tránh lây vi khuẩn cho bé

Việc điều trị nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ em chỉ được thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ trong những trường hợp cần thiết. Vì thế phụ huynh cần đưa trẻ đi khám bệnh thường xuyên để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Click đọc ngay:

Tin xem thêm

Tin khác

Vi khuẩn HP gây hôi miệng làm sao hết?

Nội dung bài viếtNguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ emTriệu chứng nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ emTrẻ bị nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không?Khi nào...

Clo test dương tính, âm tính là gì? Cách đọc hiểu xét nghiệm HP

Nội dung bài viếtNguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ emTriệu chứng nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ emTrẻ bị nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không?Khi nào...

Sơ can Bình vị tán có tốt không, giá bao nhiêu là mối bận tâm của nhiều người bệnh

Thuốc Dạ Dày Sơ Can Bình Vị Tán Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu?

Nội dung bài viếtNguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ emTriệu chứng nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ emTrẻ bị nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không?Khi nào...

bài thuốc chữa viêm loét hp dạ dày

Phản hồi chân thật của bệnh nhân và Bác sĩ đầu ngành về bài thuốc chữa viêm loét Hp Nhất Nam Bình Vị Khang

Nội dung bài viếtNguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ emTriệu chứng nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ emTrẻ bị nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không?Khi nào...

Nhất Nam Y Viện - Địa chỉ chữa đau dạ dày uy tín HÀNG ĐẦU được hơn 39.000 bệnh nhân tin chọn

Nhất Nam Y Viện – Địa chỉ chữa đau dạ dày uy tín HÀNG ĐẦU được hơn 39.000 bệnh nhân tin chọn

Nội dung bài viếtNguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ emTriệu chứng nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ emTrẻ bị nhiễm vi khuẩn HP có nguy hiểm không?Khi nào...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn